Featured

Báo cáo Thường niên 2023 và Kêu gọi tài trợ năm 2024

Download toàn văn báo cáo (PDF) tại đây: Du an Nghiencuuquocte-Annual report_2023

II. Hoạt động năm 2023

Trong năm 2023, Dự án xuất bản tổng cộng 797 bài, đạt trung bình 2,18 bài mỗi ngày. Tổng số lượt đọc của trang đạt hơn 7 triệu lượt trong cả năm.

Chất lượng của Dự án vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy. Nhiều bài bám sát các sự kiện thời sự trong và ngoài nước, thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả. Trong năm 2023, các vấn đề thu hút được sự quan tâm của độc giả vẫn xoay quanh cuộc chiến của Nga ở Ukraine, quan hệ Nga – phương Tây, tình hình Trung Quốc và quan hệ Mỹ – Trung, các vấn đề liên quan đến Việt Nam…., thể hiện qua danh sách các bài được đọc nhiều nhất trong năm dưới đây: Continue reading “Báo cáo Thường niên 2023 và Kêu gọi tài trợ năm 2024”

Không riêng gì Mỹ, Trung Quốc cũng lo lắng về mạng xã hội

Nguồn:America is concerned about social media. China is, too.” The Economist, 21/03/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Dường như không có hồi kết cho tâm lý lo lắng về mạng xã hội ở Mỹ. Ý tưởng rằng TikTok, một ứng dụng phổ biến của Trung Quốc, có thể được dùng như công cụ tuyên truyền của Đảng Cộng sản khiến các chính trị gia khiếp sợ. Vào ngày 13 tháng 3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc chủ sở hữu ByteDance phải bán ứng dụng này nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm ở Mỹ. Năm ngày sau, Tòa Tối cao nghe tranh luận trong một vụ kiện về việc chính quyền Biden yêu cầu các công ty truyền thông xã hội xóa các bài đăng chứa thông tin sai lệch. Cả hai câu chuyện đều nói lên sức mạnh của các công ty này, vốn đóng vai trò to lớn trong việc phổ biến tin tức và định hướng dư luận. Continue reading “Không riêng gì Mỹ, Trung Quốc cũng lo lắng về mạng xã hội”

Thế giới hôm nay: 24/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thẩm phán vụ tiền bịt miệng của Donald Trump đã nghe những lập luận rằng cựu tổng thống, khi đưa ra các bình luận nhục mạ các nhân chứng tiềm năng, đã vi phạm lệnh không tiết lộ về phiên toà ra ngoài. “Nó phải dừng lại,” công tố lập luận. Trong lập luận phản bác, các luật sư của cựu tổng thống muốn thuyết phục toà rằng những bình luận của Trump chỉ là phát biểu chính trị. Song thẩm phán dường như không đồng tình với bên bào chữa và đã nói với họ, “các anh đang mất hết uy tín trước tòa.” Nếu thẩm phán đứng về phía công tố, hậu quả đối với ông Trump có thể là khiển trách hoặc phạt tiền (hoặc ngồi tù ngắn hạn, dù rất khó xảy ra). Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng sáu tuần.

Theo Reuters, Mỹ đang chuẩn bị gói viện trợ trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine. Nó bao gồm đạn pháo, đạn chống tăng và các loại vũ khí khác có thể được triển khai ngay lập tức và sẽ được rút từ quỹ 61 tỷ USD sắp trở thành luật. Vào chiều thứ Ba theo giờ địa phương, Thượng viện Mỹ đã thông qua bốn dự luật được Hạ viện thông qua hôm thứ Bảy; cuộc bỏ phiếu cuối dự kiến sẽ diễn ra vào ngày mai. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/04/2024”

Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine is the front line of a much larger conflict,” Financial Times, 21/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và các đồng minh coi Nga, Trung Quốc, Iran, và Triều Tiên là trục đối thủ

Sau nhiều tháng tranh cãi và do dự, Hạ viện Mỹ cuối cùng cũng chịu hành động. Cuộc bỏ phiếu ở Washington nhằm cung cấp khoản viện trợ quân sự mới trị giá 61 tỷ đô la cho Ukraine có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến với Nga. Chí ít, nó sẽ giúp Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu. Continue reading “Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều”

23/04/1915: Nhà thơ–lính chiến Rupert Brooke qua đời tại Hy Lạp

Nguồn: Poet-soldier Rupert Brooke dies in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Rupert Brooke, một học giả và nhà thơ trẻ tuổi đang phục vụ với tư cách là sĩ quan trong Hải quân Hoàng gia Anh, đã qua đời vì nhiễm trùng máu trên một tàu bệnh viện neo đậu ngoài khơi đảo Skyros của Hy Lạp, trong khi chờ được triển khai tham gia cuộc đổ bộ của Đồng minh vào Bán đảo Gallipoli.

Sinh năm 1887 tại Rugby, Anh, Brooke theo học tại trường King’s College thuộc Đại học Cambridge, nơi ông kết bạn với những học giả nổi tiếng trong tương lai như E.M. Forster, John Maynard Keynes, và Virginia Stephens (sau này là Virginia Woolf) với tư cách là thành viên của nhóm Bloomsbury nổi tiếng. Những chuyến đi đến Mỹ vào năm 1912 đã giúp Brooke cho ra đời một loạt các bài luận và bài báo được đón nhận nồng nhiệt; ông cũng từng sống một thời gian ở Tahiti, nơi ông đã sáng tác một số bài thơ nổi tiếng nhất của mình. Continue reading “23/04/1915: Nhà thơ–lính chiến Rupert Brooke qua đời tại Hy Lạp”

Thế giới hôm nay: 23/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các luật sư đã đưa ra lập luận mở đầu trong phiên tòa xét xử vụ tiền bịt miệng của Donald Trump ở New York. Công tố viên coi vụ kiện là một trong những hành vi “gian lận bầu cử.” Công tố cho rằng các khoản thanh toán đó là nhằm hỗ trợ ông Trump trong cuộc bầu cử 2016, và do đó cấu thành tội kê khai thiếu tiền vận động tranh cử. Thẩm phán Juan Mercan đã nói ông dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra trong khoảng sáu tuần – và cựu tổng thống phải có mặt tại tòa mỗi ngày khi phiên tòa diễn ra.

Người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Israel đã từ chức, theo một tuyên bố của Lực lượng Phòng vệ Israel. Aharon Haliva là quan chức cấp cao đầu tiên từ chức kể từ cuộc tấn công của Hamas hôm 7/10. Sau các cuộc tấn công, ông đã công khai nhận trách nhiệm vì không thể phát hiện và ngăn chặn chúng. Sự ủng hộ của công chúng dành cho chính phủ của Binyamin Netanyahu đã giảm mạnh kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/04/2024”

So sánh các chiến thuật vùng xám ở Biển Đỏ và Biển Đông

Nguồn: Thomas Lim và Eric Ang, “Comparing Gray-Zone Tactics in the Red Sea and the South China Sea,” The Diplomat, 20/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các hoạt động của Houthi ở Biển Đỏ và các hành động của Trung Quốc xung quanh Bãi Cỏ Mây có những điểm tương đồng đáng chú ý về chiến thuật và phản ứng của các bên đối đầu.

Trong thời kỳ hỗn loạn trên biển, chiến thuật vùng xám đã trở thành công cụ ưa thích của các chủ thể muốn thúc đẩy lợi ích của mình mà không cần dùng đến xung đột quân sự trực tiếp. Về bản chất, chiến thuật vùng xám có nghĩa là các hoạt động trong ‘khoảng tối’ giữa hòa bình và chiến tranh. Những hành động như vậy có nguy cơ làm suy giảm quyền tự do hàng hải, một khái niệm trung tâm vốn củng cố sự ổn định kinh tế toàn cầu. Continue reading “So sánh các chiến thuật vùng xám ở Biển Đỏ và Biển Đông”

Hwasong-16B của Triều Tiên báo hiệu một kỷ nguyên tên lửa mới

Nguồn: A. B. Abrams, “North Korea’s New Hwasong-16B Hypersonic Glider Heralds a New Missile Era,” The Diplomat, 13/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc giới thiệu Hwasong-16B về bản chất là một diễn biến rất quan trọng, nhưng những tác động tiềm tàng của nó đối với an ninh khu vực thậm chí còn quan trọng hơn.

Vào ngày 2/4, Triều Tiên đã chính thức tiết lộ phiên bản kế thừa được chờ đợi từ lâu của tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 “Sát thủ Guam.” Vụ phóng thử nghiệm Hwasong-16B đã diễn ra sau nhiều năm xuất hiện các báo cáo về việc thử nghiệm các công nghệ liên quan, tạo điều kiện cho bước nhảy vọt về hiệu suất. Continue reading “Hwasong-16B của Triều Tiên báo hiệu một kỷ nguyên tên lửa mới”

Thế giới hôm nay: 22/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoan nghênh gói viện trợ 61 tỷ USD vừa được Hạ viện Mỹ thông qua. Ông kêu gọi các nhà lập pháp thông qua dự luật càng nhanh càng tốt, cho rằng điều đó sẽ ngăn Ukraine trở thành “Afghanistan thứ hai.” Các nhà lập pháp đảng Dân chủ ủng hộ kế hoạch trị giá tổng cộng 95 tỷ USD do Mike Johnson, chủ tịch Cộng hoà của Hạ viện, đưa ra, bất chấp phản đối gay gắt của phe Cộng hòa. Việc ông Johnson thách thức một số người trong đảng của mình đã gây nguy hiểm cho vị trí của chính ông, nhưng ông khẳng định mình đã làm những gì mà ông tin là “điều đúng đắn.”

Nhà chức trách ở Ấn Độ đã thông báo tiến hành bỏ phiếu lại cho cuộc tổng tuyển cử tại 11 điểm bỏ phiếu ở bang Manipur đông bắc vào hôm thứ Hai. Trước đó xuất hiện báo cáo về đụng độ giữa các nhóm vũ trang, máy bỏ phiếu hỏng, và nỗ lực chiếm các điểm bỏ phiếu. Đảng Quốc đại đối lập cáo buộc bỏ phiếu có gian lận. Giai đoạn bỏ phiếu đầu tiên có sự tham gia của gần 1 tỷ người đã bắt đầu vào thứ Sáu, và sẽ kéo dài đến tháng 6. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/04/2024”

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why Xi and Biden chose the same day to send a message on Taiwan,” Nikkei Asia, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngôn từ được sử dụng trong đạo luật 45 năm tuổi của Mỹ đã mang lại cho Trung Quốc cơ hội ở Eo biển Đài Loan.

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương? Continue reading “Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?”

21/04/1930: 320 tù nhân chết cháy ở Ohio

Nguồn: Prisoners left to burn in Ohio fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1930, một trận hỏa hoạn tại nhà tù Ohio đã giết chết 320 tù nhân, một vài người trong số họ đã bị thiêu chết vì không được mở khóa xà lim. Đây là một trong những thảm họa nhà tù kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Nhà tù Bang Ohio được xây dựng tại Columbus vào năm 1834. Xuyên suốt lịch sử của mình, nó luôn được biết đến là một nhà tù với điều kiện sống rất tệ. Một đợt dịch tả đã càn quét nhà tù vào năm 1849, giết chết 121 tù nhân. Năm 1893, một giám quản nhà tù viết rằng “mười nghìn trang giấy viết về lịch sử của Nhà tù Bang Ohio cũng chẳng thể nào giúp người ta hiểu được cảnh khốn khổ mà 1.900 tù nhân phải chịu đựng bên trong. Thứ lịch sử không được viết ra đó chỉ có Chúa Trời mới biết.” Continue reading “21/04/1930: 320 tù nhân chết cháy ở Ohio”

Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel

Nguồn: Sina Toossi, “Iran Has Defined Its Red Line With Israel,” Foreign Policy, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thông qua cuộc tấn công hồi cuối tuần trước, Tehran đã thực hiện một sự thay đổi chiến lược trong khu vực.

Ngày 14/4, cộng đồng quốc tế rúng động trước cuộc tấn công quân sự táo bạo và trực tiếp của Iran vào Israel. Khoảng 300 vũ khí – bao gồm 170 máy bay không người lái, hơn 30 tên lửa hành trình, và hơn 120 tên lửa đạn đạo – đã thách thức một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất thế giới. Dù hầu hết đều bị đánh chặn hoặc không tiếp cận được mục tiêu, nhưng các quan chức Mỹ xác nhận có ít nhất chín tên lửa đã tấn công hai căn cứ không quân của Israel. Continue reading “Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel”

20/04/1689: Bao vây Derry

Nguồn: Siege of Derry begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1689, James II, cựu vương Anh, đã phát động cuộc bao vây Derry, một thành trì của các tín đồ Tin lành ở Bắc Ireland.

Năm 1688, James II, một người Công giáo, đã bị người con gái theo Tin lành của ông là Mary, và chồng bà, William xứ Orange, lật đổ trong một cuộc đảo chính không đổ máu được gọi là Cách mạng Vinh quang. James chạy trốn sang Pháp, và sang năm 1689, ông tiến vào Ireland, hy vọng kích động những người ủng hộ Công giáo ở đó và giành lại ngai vàng Anh. Được lực lượng Pháp hỗ trợ, James chiếm Dublin vào cuối tháng 3 và đến tháng 4 thì kéo quân đến Derry, thị trấn phía bắc nơi những người Ireland ủng hộ Anh đã chạy trốn đến. Continue reading “20/04/1689: Bao vây Derry”

Chuyển động Quốc Phòng (13/04 – 19/04/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (13/04 – 19/04/2024)”

Mạc Đăng Doanh lên ngôi, nhà Minh tính đường thảo phạt An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng Chạp năm Kỷ Sửu [31/12/1529-28/1/1530], Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho con trưởng là Mạc Đăng Doanh, lên làm Thái thượng hoàng. Đăng Doanh lấy năm sau [1530] là niên hiệu Đại Chính thứ nhất.

Tháng Giêng năm Đại Chính thứ nhất [29/1-27/2/1530], tức Minh Gia Tĩnh năm thứ 9, Lê Ý, người Thanh Hoá, là cháu ngoại họ Lê, con trai Công chúa An Thái, căm giận họ Mạc cướp ngôi, nổi dậy ở Da Châu [châu Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa], lại xưng niên hiệu Quang Thiệu giống như niên hiệu Vua Chiêu Tông trước kia. Nhiều người theo, trong khoảng mươi hôm, các quận huyện hưởng ứng, số quân có đến vài vạn người. Bèn cùng với bọn bộ tướng Lê Như Bích, Lê Bá Tạo, Hà Công Liêu, Lê Tông Xá, Nguyễn Cảo dàn bày doanh trận, đặt cơ đội, bộ ngũ, nổi súng lệnh, kéo cờ hiệu, đóng quân ở sông Mã. Continue reading “Mạc Đăng Doanh lên ngôi, nhà Minh tính đường thảo phạt An Nam”

Hong Kong áp dụng triết lý ‘an ninh toàn diện’ của Tập

Nguồn: Kenji Kawase, “Hong Kong embraces Xi’s ‘holistic’ security dogma on education day,” Nikkei Asia, 15/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hong Kong đã tiếp tục tôn vinh cách tiếp cận an ninh chặt chẽ, triệt để, bất chấp những nỗ lực trấn an nhà đầu tư.

Thứ Hai vừa qua, Trưởng đặc khu Hong Kong Lý Gia Siêu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của “cách tiếp cận toàn diện đối với an ninh quốc gia,” một dấu hiệu cho thấy chính quyền đặc khu đang tăng cường áp dụng học thuyết của Chủ tịch Tập Cận Bình.

“Chủ đề chính ngày hôm nay là kỷ niệm 10 năm ‘cách tiếp cận toàn diện đối với an ninh quốc gia,’” Lý nói tại lễ khai mạc sự kiện Ngày Giáo dục An ninh Quốc gia Hong Kong hôm thứ Hai. Ông mô tả cách tiếp cận này là “chiến lược thiết yếu và hệ thống hoàn chỉnh” để bảo vệ an ninh quốc gia. Continue reading “Hong Kong áp dụng triết lý ‘an ninh toàn diện’ của Tập”

Thế giới hôm nay: 19/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Iran để đáp trả vụ tấn công bằng drone và tên lửa vào Israel hôm 13 tháng 4. Loạt trừng phạt mới nhắm vào các cá nhân có liên quan đến Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo và một nhà sản xuất ô tô bị cáo buộc chế tạo động cơ cho máy bay không người lái Shahed của Iran. Các đồng minh phương Tây đang thúc giục Israel kiềm chế phản ứng trước cuộc tấn công của Iran.

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về viện trợ bổ sung cho Israel, Ukraine, và Đài Loan vào thứ Bảy. Gói đề xuất trị giá 95 tỷ USD sẽ được chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đưa ra dưới dạng ba dự luật riêng biệt. Tổng thống Joe Biden cho biết việc thông qua luật sẽ “gửi một thông điệp tới thế giới.” Khoảng 60 tỷ USD viện trợ sẽ được chuyển tới Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/04/2024”

Chiến tranh AI thực sự sẽ như thế nào?

Nguồn: David Wallace-Wells, “What War by A.I. Actually Looks Like,” New York Times, 10/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 11 vừa qua, tạp chí cánh tả +972Local Call của Israel đã công bố một cuộc điều tra gây lo ngại của nhà báo Yuval Abraham, về việc Lực lượng Phòng vệ Israel sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo để xác định các mục tiêu ở Gaza – điều mà một cựu quan chức tình báo mô tả là “nhà máy ám sát hàng loạt.”

Vào một thời điểm đang có hàng loạt những viễn cảnh về ngày tận thế do AI gây ra – những viễn cảnh đôi khi là về các hệ thống vũ khí tự động bất ngờ nổi loạn – chúng ta có lẽ mong đợi một phản ứng dữ dội và đáng báo động. Nhưng thay vào đó, báo cáo về một cuộc chiến đang được tiến hành một phần bởi AI lại chỉ tạo nên một gợn sóng nhỏ trong các cuộc tranh luận về cách thức tiến hành chiến tranh của Israel ở Gaza. Continue reading “Chiến tranh AI thực sự sẽ như thế nào?”

18/04/1945: Phóng viên chiến trường Ernie Pyle thiệt mạng

Nguồn: War correspondent Ernie Pyle killed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong Thế chiến II, nhà báo Ernie Pyle, phóng viên chiến trường nổi tiếng nhất của Mỹ, đã thiệt mạng do hỏa lực súng máy của quân Nhật trên Đảo Ie Shima thuộc Thái Bình Dương.

Sinh ra ở Dana, Indiana, Pyle vào nghề bằng việc phụ trách viết chuyên mục cho chuỗi báo Scripps-Howard vào năm 1935. Sau cùng đã được đăng tải đồng thời trên khoảng 200 tờ báo Mỹ, chuyên mục của Pyle – kể về cuộc sống và hy vọng của những người dân bình thường – đã chiếm được cảm tình của toàn nước Mỹ. Continue reading “18/04/1945: Phóng viên chiến trường Ernie Pyle thiệt mạng”

Từ việc Iran tấn công Israel cùng nhìn lại “Liên minh ma quỷ”

Nguồn: Eliot A. Cohen, “The Coalition of Malevolent”, The Atlantic, 14/04/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cuộc tấn công của Iran vào Israel chỉ là một chiến dịch trong một cuộc xung đột lớn hơn nhiều.

Vợ tôi, một người lưu trữ hình ảnh, thường xuyên chỉ ra rằng tất cả hình ảnh tĩnh đều là kết quả của quá trình cắt xén kép – lát cắt theo thời gian (chúng ta không biết điều gì đã xảy ra trước hoặc sau khoảnh khắc đó) và lát cắt theo không gian (chúng ta không biết những gì xảy ra bên ngoài khung hình của nhiếp ảnh gia). Tương tự như vậy, các xung đột bạo lực, chẳng hạn như loạt 300 drone, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo gần đây của Iran nhằm vào Israel, cũng vậy. Để hiểu những gì chúng ta đang quan sát, chúng ta cần phải nhìn ra xa hơn khung hình của những thứ chúng ta nhìn thấy ban đầu. Continue reading “Từ việc Iran tấn công Israel cùng nhìn lại “Liên minh ma quỷ””

Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?

Nguồn: Josh Felman & Arvind Subramanian, “Is India Really the Next China?,” Foreign Policy, 08/04/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ấn Độ có tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhưng chính sách của chính phủ vẫn còn là rào cản.

Liệu Ấn Độ sẽ là Trung Quốc tiếp theo? Trong lúc nền kinh tế Trung Quốc ngày càng đi xuống và dự đoán lạc quan về tăng trưởng của Ấn Độ xuất hiện khắp thế giới, câu hỏi đó không còn có thể bị xem là ảo tưởng hão huyền của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Vấn đề này cần phải được xem xét một cách nghiêm túc – một phần bởi vì thế giới đã hành xử như thể Ấn Độ là một cường quốc. Continue reading “Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?”